Đối tượng điều trị

Đối tượng điều trị

Đối tượng điều trị

Đối tượng điều trị

Đối tượng điều trị

Địa chỉ phòng khám

567 Trần Hưng Đạo B, P.14, Q5, TP Hồ Chí Minh
208 Tên Lửa , P Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
(có chỗ giữ xe ôtô)

HOTLINE

077 900 8675 (Zalo, Viber, WhatsApp)
028.38566.112

Email liên hệ

info@phongkhamlcc.vn

Giờ mở cửa

Thứ 2 - Chủ Nhật : 8h~20h

Nhân viên văn phòng


Ngày nay vấn về bệnh xương khớp không chỉ là căn bệnh dành cho người già nữa mà đã phổ biến rộng rãi ở mọi lứa tuổi đặc biệt là nhân viên văn phòng. Sở dĩ họ mắc phải tình trạng lão hóa sớm vì:

  •     Tính chất công việc của họ hạn chế thời gian vận động và giữ nguyên tư thế làm việc
  •     Thói quen lười vận động
  •     Nếu gặp phải những tình trạng tổn thương về xương khớp mà không được chữa trị tốt và sớm nhất thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày có thể để lại những di chứng nặng nề.

Những bệnh về xương khớp


Khách hàng gặp phải các bệnh lý về xương khớp nặng như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… vì muốn chấm dứt cơn đau ngay lập tức đã chọn cách uống thuốc hoặc phẫu thuật mà không biết rằng, các phương pháp này không thể chữa dứt điểm tình trạng đau nhức, thậm chí, còn có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe về sau.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống đã được chứng minh là an toàn hơn mà vẫn đem lại hiệu quả lâu dài. Phương pháp này được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện các bài tập trị liệu để điều chỉnh cột sống về đúng vị trí đồng thời áp dụng các trang thiết bị hiện đại để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Thực tế có khoảng 50 triệu người đã điều trị thành công với phương pháp trị liệu này ở Mỹ mỗi năm.

Người cao tuổi


Như một qui luật tự nhiên, khi tuổi tác ngày càng cao thì những cơn đau nhức xương khớp là điều không thể tránh khỏi.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức ở người cao tuổi:

    Thoái hóa xương khớp, làm chèn ép dây thần kinh và mạch máu.

    Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể và nâng đỡ xương cũng kém đi

    Hoạt động thể chất ít đi dẫn đến khớp xương không được luyện tập, linh hoạt

    Không hấp thụ Vitamin D trong ánh nắng mặt trời ( đây là loại Vitamin cần thiết cho xương )

Theo thông tin từ Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, thoái hóa khớp đang là thách thức lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam với khoảng 30% người ở độ tuổi trên 35 và 60% nhóm người trên 65 tuổi mắc bệnh.

Hiện nay, hầu hết phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp chỉ tập trung vào việc giảm các triệu chứng đau nhức bên ngoài mà chưa thật sự chú trọng vào việc khắc phục triệt để nguyên nhân cốt lõi bên trong cũng như là cách để phòng ngừa bệnh.

Phụ nữ có thai


Theo TS. BS Tăng Hà Nam Anh (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương), tỷ lệ phụ nữ bị đau nhức vùng thắt lưng trong giai đoạn thai kì dao động từ 24-56%, và đáng nói hơn là có đến 30-36% thai phụ bị mất hoàn toàn khả năng làm việc. Cơn đau thậm chí còn kéo dài đến sau khi sinh.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do:

  •     Do trọng lượng thai nhi tăng dẫn đến cơ bụng suy yếu, dẫn đến cột sống bị kéo về trước khiến lưng bị kéo căng và cong hơn.
  •     Một số nội tiết tố giảm

Trẻ em


Không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng hay mắc bệnh về xương khớp. Bởi vì cơ thể trẻ nhỏ phát triển rất nhanh, cả về các cơ lẫn xương khớp. Đồng thời, trẻ em cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài do cấu trúc cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Từ việc đơn giản như mang cặp sách quá nặng, tư thế ngồi không phù hợp… cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống của chúng.

Cha mẹ cần kiểm tra định kì cột sống của trẻ để phát hiện sớm các vấn đề bất ổn về xương, dây thần kinh hoặc tình trạng cong vẹo cột sống, giúp con bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Ngoài ra cha mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với các môn thể thao phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ vận động mỗi ngày.

Bệnh nhân bị chấn thương


Khi bạn phải chịu nhiều áp lực trong một thời gian dài, quá gắng sức trong công việc hay chơi thể thao quá độ, các dây thần kinh có thể sẽ không hoạt động như bình thường được nữa, dẫn đến các chứng bệnh như: trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, đau khớp gối, khớp vai…

Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây tổn thương kéo dài, khó phục hồi và gây biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, suy sụp tinh thần, mất ngủ mãn tính…