Bệnh lý thường gặp

Bệnh lý thường gặp

Bệnh lý thường gặp

Bệnh lý thường gặp

Bệnh lý thường gặp

Địa chỉ phòng khám

567 Trần Hưng Đạo B, P.14, Q5, TP Hồ Chí Minh
208 Tên Lửa , P Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
(có chỗ giữ xe ôtô)

HOTLINE

077 900 8675 (Zalo, Viber, WhatsApp)
028.38566.112

Email liên hệ

info@phongkhamlcc.vn

Giờ mở cửa

Thứ 2 - Chủ Nhật : 8h~20h

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, thoát vị còn có thể gây bại liệt vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, giúp mọi người hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này.

Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Đĩa đệm nằm tại vị trí giữa 2 đốt sống, được tạo thành bởi nhân nhày bên trong và bao xơ bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống. 

Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở những người lao động nặng hoặc người cao tuổi. Theo thống kê, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc bệnh, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn.

Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.

Bệnh thoát vị đĩa đệm rất phổ biến và có thể gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh thoát vị đĩa đệm rất phổ biến và có thể gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh gồm 4 giai đoạn:

  • Phình đĩa đệm: Lúc này, bao xơ vẫn bình thường nhưng đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy có hiện tượng biến dạng.
  • Lồi đĩa đệm: Nhân nhầy muốn thoát ra khỏi bao xơ khiến đĩa đệm bị phồng lồi, bao xơ suy yếu.
  • Thoát vị đĩa đệm: Bao xơ bị phá vỡ, nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Nhân nhầy tách ra thành một khối riêng, bị biến dạng. Bao xơ bị rách nhiều phía, đĩa đệm tổn thương toàn phần. 

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia xương khớp: Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp nguy hiểm, nếu không chữa trị sớm dễ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như: Hạn chế vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, mắc bệnh về tim mạch, loãng xương, teo cơ… thậm chí là bại liệt suốt đời.

Ngoài ra, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng rất dễ mắc hội chứng đuôi ngựa, rối loạn đại tiểu tiện. Người bị thoát vị tại cột sống cổ có thể bị thiếu máu não do dây thần kinh bị chèn ép.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình

Tùy từng vị trí cột sống bị thoát vị mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau. Tựu chung lại, người bệnh bị thoát vị có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Đau tại chỗ: Người bệnh bị đau vùng thắt lưng hoặc cổ, cơn đau âm ỉ và có triệu chứng tăng nặng khi vận động, di chuyển, ho hoặc hắt hơi, giảm dần khi ngồi nghỉ.
  • Nóng và ngứa tại vùng bị thoát vị.
  • Đau tay, chân: Do các rễ thần kinh bị chèn ép nên người bệnh xuất hiện những cơn đau ở cánh tay, vai hoặc đùi, mông, bắp chân.
  • Vận động hạn chế, đi lại, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Tê bì, mỏi tay chân, sức lực suy giảm, yếu cơ khiến việc di chuyển chậm chạp và giảm khả năng cầm nắm đồ vật.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, do các mạch máu chạy lên não bị chèn ép.
  • Dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sốt, mất ngủ…

Nguyên nhân gây thoát vị cột sống

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, bệnh thoát vị đĩa đệm do các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Thoát vị do nhiều nguyên nhân gây nên

  • Do tuổi tác: Khi về già, hệ thống xương khớp bị lão hóa, bào mòn, chất dinh dưỡng nuôi khớp, đĩa đệm ít dần. Từ đó dẫn đến hiện tượng rách bao xơ, lớp nhân bên trong kém linh hoạt và thoát ra ngoài.
  • Chấn thương: Va đập do tai nạn giao thông, lao động hoặc tập luyện thể thao gây tổn thương cho đĩa đệm.
  • Mắc bệnh lý về cột sống: Những người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù vẹo… có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao.
  • Hoạt động sai tư thế: Mang vác vật nặng, tập thể thao quá sức, sai tư thế… khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn tạo áp lực đè nén lên cột sống, dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
  • Do bẩm sinh: Một số người sinh ra đã mắc bệnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm có vấn đề… có tỉ lệ bị thoát vị cao hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Di truyền, thiếu chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh…

Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị dựa trên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. 

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ căng cứng cơ, khớp của vùng thoát vị và cơ thể. Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu di chuyển, nằm xuống và thực hiện một số động tác, tư thế nhất định. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, vị trí đau và tình trạng cơ, trương lực cơ, mức độ thả lỏng, khả năng vận động và cảm nhận của người bệnh. 

Kết hợp cùng với đó, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý, thói quen, sức khỏe, triệu chứng của người bệnh để tổng hợp và đưa ra các kết luận cần thiết. 

Sau khi trải qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán cận lâm sàng. Một số chỉ định, chẩn đoán hình ảnh được chỉ định thực hiện gồm có: 

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-Quang, MRI, chụp CT, chụp cản quang.
  • Test thần kinh: Sử dụng phương pháp đo điện cơ để xác định các dây thần kinh bị tổn thương.
Phim X-quang cho thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Phim X-quang cho thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? 

Theo các chuyên gia xương khớp, thoát vị đĩa đệm là bệnh khó chữa dứt điểm. Bệnh chỉ được xem là khỏi nếu đĩa đệm phục hồi được về trạng thái ban đầu. Mà trên thực tế, điều đó không thể xảy ra, ngay cả với biện pháp điều trị phẫu thuật. Vì vậy, các biện pháp điều trị hiện nay chỉ mang tính tạm thời giúp giảm đau, giảm triệu chứng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ, được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách thì có thể cải thiện đến 80 – 90%. Do đó, khi thấy các triệu chứng đau nhức vùng cổ vai gáy hoặc lưng, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi đến 90% nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi đến 90% nếu phát hiện sớm và chữa đúng cách

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và nhanh chóng, người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể:

  • Nên ăn các thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: Tôm, cua, sữa, xương ống…
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại củ, trái cây tươi để bổ sung Vitamin.
  • Nên ăn thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin: Sụn, sườn…
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3
  • Nên kiêng các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó…
  • Kiêng thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế ăn đường và muối
  • Kiêng thuốc lá, bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích…

Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh và làm việc quá sức.

Các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là các bài tập hiệu quả dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm được chuyên gia khuyên tập:

  • Bài tập cầu vồng: Nằm ngửa trên sàn, 2 đầu gối gập lại, 2 tay duỗi thẳng. Từ từ nâng mông lên cao, 2 bàn chân giữ nguyên. Giữ tư thế khoảng 10 giây và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần.
  • Bài tập tư thế con mèo: Chống 2 tay xuống sàn, quỳ gối. Cong lưng lên và gồng mình. Giữ tư thế khoảng 10 giây và trở về vị trí ban đầu. Thực hiện 10 lần.
  • Bài tập ôm gối: Nằm trên sàn, hai chân duỗi thẳng. Co 2 đầu gối lên, 2 tay ôm đầu gối và kéo sát vào bụng. Giữ tư thế khoảng 5 nhịp rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện khoảng 10 lần.
  • Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm với tư thế rắn hổ mang: Nằm sấp xuống sàn, 2 tay úp. Từ từ nâng thân trước lên, vai mở rộng, tay chống xuống sàn, đầu ngẩng cao. Giữ tư thế 15 giây và trở về trạng thái ban đầu. Thực hiện khoảng 5 lần.

Chú ý: Nên tập vừa sức, đúng động tác để đạt hiệu quả cao, tránh chấn thương.

Phục hồi sàn chậu có thể giúp điều trị tiểu tiện không tự chủ hoặc đại tiện, bí tiểu, đau vùng chậu ở nam giới và phụ nữ do chấn thương, phẫu thuật, hoặc do một số tình trạng khác.
???? Bệnh thoái hoá cột sống cổ & lưng
???? Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ & lưng
???? Bệnh trượt đốt sống thắt lưng
???? Bệnh vẹo, gù cột sống
???? Bệnh đau thần kinh tọa
???? Bệnh đau thần kinh vai gáy
???? Và các bệnh lý chèn ép rễ thần kinh
???? Thăm khám và tư vấn miễn phí ????%
????Hệ thống phòng khám chăm sóc cơ -xương - khớp cao cấp:
⚡️CHI NHÁNH 1:
567 Trần Hưng Đạo B,Phường 14, Quận 5, TP.HCM
⚡️CHI NHÁNH 2:
1033 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, TP.HCM
⚡️CHI NHÁNH 3:
208 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.HCM
????: (028) 3856 6112????: 0916 040 545

Thoát vị Đĩa đệm

Hầu hết các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm trước đây xảy ra là do quá trình lão hóa ở người già. Tuy nhiên ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm đang ngày càng gia tăng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.

Cơ chế thoát vị đĩa đệm

Cột sống con người giữ vai trò như trụ cột để nâng đỡ cơ thể, giữa đốt sống là các đĩa đệm có tính đàn hồi. Nhờ hình dạng gần giống chữ S, cột sống giúp phân tán các lực tác động lên thân mình, giảm chấn động lên 2 chân trong tư thế đứng thẳng.

Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm hấp thu xung động (lực ma sát khi di chuyển), từ đó bảo vệ cột sống. Đĩa đệm có dạng hình tròn và dẹt, gồm có: lớp vỏ bao xơ bên ngoài dày và chắc, phần nhân nhầy nằm ở trung tâm (như gel, thạch hoặc lòng trắng trứng).

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách hoặc đứt, tạo nên những khe hở, nhân nhầy luôn tạo ra một áp lực lớn để chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành một khối gọi là khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở thắt lưng và cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

– Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

– Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chủ yếu:

– Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.

– Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông…làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

– Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

Các yếu tố thuận lợi khác để gây bệnh:

– Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gấp 12 lần so với người bình thường.

– Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

– Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

– Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua. Trường hợp khác, khi thoát vị, nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội;
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng;
  • Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
  • Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
  • Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.
  • Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
  • Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.
  • Trong một số tường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc – không phẫu thuật của Phòng Khám LCC

Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống LCC là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống tại Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, LCC tự hào chữa trị thành công các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sốnggai cột sốngđau dây thần kinh tọachứng bàn chân bẹt.

Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Tại LCC, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị thần kinh cột sống và vật lý trị liệu sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau.

– Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.

– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave có nhiệm vụ kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa.

– Trị liệu Pneumex PneuBack là phương pháp tiên tiến nhận được nhiều thành công đáng kể trong điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Phác đồ điều trị bao gồm 7 bước, nổi trội nhất là 4 loại máy giảm áp thực hiện giảm áp cột sống với 4 tư thế khác nhau:

  • Bàn giảm áp xung động PneuVibro trong tư thế nằm.
  • Ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair trong tư thế ngồi.
  • Thiết bị phân tích và điều chỉnh dáng đi Pneuweight Treadmill thực hiện giảm áp ở các động tác đi bộ.
  • Thiết bị rung PneuVibe Pro giảm áp trong tư thế đứng
  • Đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, Phòng Khám ACC không ngừng nâng cao chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, chuyên viên, cập nhật công nghệ y học mới nhất trên thế giới về Việt Nam nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

    Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm thường gặp, để lại nhiều hệ lụy nếu chậm trễ hoặc điều trị sai phương pháp.

    – Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.

    – Tổn thương thần kinh cánh tay.

    – Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.

    – Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

    – Bại liệt, tàn phế.

    Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và bảo vệ cột sống khi còn trẻ

    – Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.

    – Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.

    – Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.

    – Không mang vác, nâng vật quá sức.

    – Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D Glucosamine và Chondroitin nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.

    – Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.

    – Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

    Đĩa đệm khi bị sai cấu trúc rất khó trở lại trạng thái ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Vì vậy, người bệnh cần biết lắng nghe cơ thể. Nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, khả năng phục hồi nhanh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Các chấn thương trong thể thao

 

Chấn thương trong thể thao có thể xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh khi luyện tập hay thi đấu hoặc do cơ địa yếu dẫn đến sự thoái hóa sớm.

Nhiều vận động viên chuyên nghiệp trên thế giới đã sử dụng phương pháp điều trị thần kinh cột sống, không chỉ có thể giúp họ hồi phục sau chấn thương, mà phương pháp này còn cải thiện thể chất của họ và giúp họ thi đấu tốt hơn.

 

Dấu hiệu:

  • Không chữa dứt điểm những chấn thương
  • Hiệu suất luyện tập bị giảm
  • Chuyển động bị lệch

Tê tay, tay ngứa ran

 

Tê liệt ở tay hay bàn chân thường bắt nguồn từ những bệnh có tác động lên dây thần kinh cảm giác.

Bệnh này thường liên quan tới việc dây thần kinh “bị chèn ép” trong xương sống do một đốt sống bị lệch, lệch đĩa đệm, hoặc do thoái hóa cột sống.

Việc điều trị kịp thời rất quan trọng để có thể ngăn ngừa những tổn thương về thần kinh.

 

Dấu hiệu:

  • Có cảm giác như kim chích
  • Ngứa
  • Cảm giác nóng ran
  • Cơ yếu dần

Đau khớp, đau gối

 

Những tổn thương ở khớp (bao gồm các khớp ở vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, đầu gối hoặc mắt cá chân) có thể xảy ra do những chấn thương trong thể thao, một chấn thương nào đó cứ lặp đi lặp lại hoặc trượt ngã.

Theo thời gian, nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể làm lệch hay ảnh hưởng đến các khớp liền kề khi bạn cố gắng cử động vùng bị thương.

 

Dấu hiệu:

  • Đau khi vận động
  • Các khớp bị yếu đi
  • Cử động bị hạn chế
  • Các khớp kêu lách cách khi đi chuyển

Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh hông

 

Gai cột sống một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống.

Theo thời gian, các tổn thương này sẽ chèn ép các đĩa đệm, đốt sống, các dây thần kinh của vùng bị ảnh hưởng và dẫn đến thoái hóa.

Nó sẽ làm cho cột sống của bạn càng ngày càng yếu đi và làm cho các đĩa đệm bị “trượt” và hình thành các gai.

 

Dấu hiệu:

  • Đau lưng
  • Cơn đau sẽ từ từ lan xuống chân
  • Tê liệt
  • Xương khớp bắt đầu yếu đi

Đau lưng và đau cột sống

 

Đau lưng và đau cột sống có thể xảy ra khi bạn mang vác vật gì đó quá nặng, chấn thương trong thể thao, trượt ngã, hay do bạn ngồi lâu nếu bạn đang làm công việc văn phòng, và thậm chí nó sẽ xuất hiện trong giai đoạn thai kì.

Bất kể là nguyên nhân gì, nó cũng sẽ gây chèn ép và kích thích các cơ, khớp và các dây thần kinh xung quanh do cột sống đã bị tổn thương.

 

Dấu hiệu:

  • Những cơn đau dai dẳng và xuất hiện thường xuyên
  • Co cứng cơ
  • Cử động bị hạn chế

Cong vẹo cột sống

 

Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Vì tình trạng này nếu để lâu sẽ diễn biến càng ngày càng nặng nên điều quan trọng nhất là nó cần phải được phát được phát hiện và điều trị kịp thời ngay khi còn nhỏ

Với sự điều trị sớm bằng phương pháp vật lý trị liệu, sự phát triển của bệnh sẽ có thể được ngăn chặn, bệnh nhân không còn phải đặt nẹp hay trải qua những cuộc phẫu thuật tốn kém.

 

Dấu hiệu:

  • Một bên vai bị nghiêng, bả vai nhô ra ngoài
  • Đầu hay toàn bộ cơ thể bị nghiêng sang 1 bên
  • Xương sườn nhô ra, lưng bị gù ra trước
  • Khó thở
  • Đau cột sống kinh niên

Đau nhức cổ và vai

 

Hiện tượng đau ở cổ và vai thường là kết quả của việc ngồi sai tư thế, không đổi tư thế trong 1 thời gian dài hoặc hay những tổn thương ở đầu do tai nạn.

Điều này có thể làm lệch các xương ở cổ, chèn ép các đĩa đệm, dây thần kinh, và các cơ ở cổ.

Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nó có thể dẫn đến chứng tê liệt và ngứa ran ở cánh tay, các đốt ngón tay và gây ra chứng đau đầu.

 

Dấu hiệu:

  • Thường xuyên bị căng các cơ ở vai
  • Cổ thường bị đơ
  • Cổ không vận động linh hoạt được

Nhức đầu và đau nửa đầu

 

Nhức đầu là một triệu chứng rất phổ biến nhưng chưa bao giờ được coi là một hiện tượng bình thường

Những cơn đau này thường được gây ra bởi sự chèn ép các dây thần kinh ở cổ hoặc sự kích thích một số cơ ở cổ.

 

Dấu hiệu:

  • Gây ra bởi Stress
  • Thường kết hợp với tình trạng bị căng ở cổ và vai

Đau nhức cổ và vai


Hiện tượng đau ở cổ và vai thường là kết quả của việc ngồi sai tư thế, không đổi tư thế trong 1 thời gian dài hoặc hay những tổn thương ở đầu do tai nạn.

Điều này có thể làm lệch các xương ở cổ, chèn ép các đĩa đệm, dây thần kinh, và các cơ ở cổ.

Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nó có thể dẫn đến chứng tê liệt và ngứa ran ở cánh tay, các đốt ngón tay và gây ra chứng đau đầu.


Dấu hiệu:

  • Thường xuyên bị căng các cơ ở vai
  • Cổ thường bị đơ
  • Cổ không vận động linh hoạt được

Cong vẹo cột sống


Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Vì tình trạng này nếu để lâu sẽ diễn biến càng ngày càng nặng nên điều quan trọng nhất là nó cần phải được phát được phát hiện và điều trị kịp thời ngay khi còn nhỏ

Với sự điều trị sớm bằng phương pháp vật lý trị liệu, sự phát triển của bệnh sẽ có thể được ngăn chặn, bệnh nhân không còn phải đặt nẹp hay trải qua những cuộc phẫu thuật tốn kém.


Dấu hiệu:

  • Một bên vai bị nghiêng, bả vai nhô ra ngoài
  • Đầu hay toàn bộ cơ thể bị nghiêng sang 1 bên
  • Xương sườn nhô ra, lưng bị gù ra trước
  • Khó thở
  • Đau cột sống kinh niên

Đau lưng và đau cột sống


Đau lưng và đau cột sống có thể xảy ra khi bạn mang vác vật gì đó quá nặng, chấn thương trong thể thao, trượt ngã, hay do bạn ngồi lâu nếu bạn đang làm công việc văn phòng, và thậm chí nó sẽ xuất hiện trong giai đoạn thai kì.

Bất kể là nguyên nhân gì, nó cũng sẽ gây chèn ép và kích thích các cơ, khớp và các dây thần kinh xung quanh do cột sống đã bị tổn thương.


Dấu hiệu:

  • Những cơn đau dai dẳng và xuất hiện thường xuyên
  • Co cứng cơ
  • Cử động bị hạn chế

Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh hông


Gai cột sống một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống.

Theo thời gian, các tổn thương này sẽ chèn ép các đĩa đệm, đốt sống, các dây thần kinh của vùng bị ảnh hưởng và dẫn đến thoái hóa.

Nó sẽ làm cho cột sống của bạn càng ngày càng yếu đi và làm cho các đĩa đệm bị “trượt” và hình thành các gai.


Dấu hiệu:

  • Đau lưng
  • Cơn đau sẽ từ từ lan xuống chân
  • Tê liệt
  • Xương khớp bắt đầu yếu đi

Đau khớp, đau gối


Những tổn thương ở khớp (bao gồm các khớp ở vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, đầu gối hoặc mắt cá chân) có thể xảy ra do những chấn thương trong thể thao, một chấn thương nào đó cứ lặp đi lặp lại hoặc trượt ngã.

Theo thời gian, nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể làm lệch hay ảnh hưởng đến các khớp liền kề khi bạn cố gắng cử động vùng bị thương.


Dấu hiệu:

  • Đau khi vận động
  • Các khớp bị yếu đi
  • Cử động bị hạn chế
  • Các khớp kêu lách cách khi đi chuyển

Tê tay, tay ngứa ran


Tê liệt ở tay hay bàn chân thường bắt nguồn từ những bệnh có tác động lên dây thần kinh cảm giác.

Bệnh này thường liên quan tới việc dây thần kinh “bị chèn ép” trong xương sống do một đốt sống bị lệch, lệch đĩa đệm, hoặc do thoái hóa cột sống.

Việc điều trị kịp thời rất quan trọng để có thể ngăn ngừa những tổn thương về thần kinh.


Dấu hiệu:

  • Có cảm giác như kim chích
  • Ngứa
  • Cảm giác nóng ran
  • Cơ yếu dần

Các chấn thương trong thể thao


Chấn thương trong thể thao có thể xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh khi luyện tập hay thi đấu hoặc do cơ địa yếu dẫn đến sự thoái hóa sớm.

Nhiều vận động viên chuyên nghiệp trên thế giới đã sử dụng phương pháp điều trị thần kinh cột sống, không chỉ có thể giúp họ hồi phục sau chấn thương, mà phương pháp này còn cải thiện thể chất của họ và giúp họ thi đấu tốt hơn.


Dấu hiệu:

  • Không chữa dứt điểm những chấn thương
  • Hiệu suất luyện tập bị giảm
  • Chuyển động bị lệch